Xổ Số Miền Nam Chiều Nay

Hàng hóa neo giá cao không chịu giảmChị Trần Than bệt inax

【bệt inax】Hàng quán 'đứng yên' dù... thực phẩm đi xuống

Hàng hóa neo giá cao không chịu giảm

Chị Trần Thanh Chi,àngquánđứngyêndùthựcphẩmđixuốbệt inax một nhân viên văn phòng ở Q.10, TP.HCM, bức xúc: Do đặc thù công việc nên rất ít khi nấu ăn mà thường xuyên ăn uống bên ngoài. Thời điểm này năm ngoái, giá dịch vụ liên tục

tăng 2 - 3 lần với mức tăng 5.000 - 10.000 đồng/phần. "Năm ngoái, ổ bánh mì thịt nhiều nơi tăng 5.000 đồng lên 25.000 - 30.000 đồng; tô bún, phở, hủ tiếu hay đĩa cơm bình dân cũng tăng 5.000 - 10.000 đồng lên 45.000 - 50.000 đồng. Vậy mà từ đầu năm đến nay giá heo hơi thấp kỷ lục, giá thịt heo tại các chợ và siêu thị cũng giảm mạnh đến vài chục ngàn đồng mỗi ký. Bên cạnh đó là trứng gà, vịt cũng ở mức thấp. Rồi giá gas, xăng dầu cũng trong xu hướng giảm... thế nhưng giá hủ tiếu, bánh mì vẫn giữ nguyên. Nhiều lúc trả tiền mà mình cảm thấy rất ức chế. Đặt vấn đề với chủ hàng thì họ lại bao biện rằng quán nhập nguyên liệu chất lượng giá vẫn cao hoặc thịt giảm nhưng rau củ, gạo, bột mì, thuế, lương nhân công… cao. Có một thực tế là trước giờ giá cả chỉ tăng chứ chưa bao giờ có chuyện ngược lại và người tiêu dùng chỉ có mỗi biện pháp là chấp nhận", chị Thanh Chi bức xúc.

 Hàng quán 'đứng yên' dù... thực phẩm đi xuống - Ảnh 1.

Giá dịch vụ ăn uống neo cao dù nhiều nguyên liệu đầu vào giảm

ĐÀO NGỌC THẠCH

Thực tế, việc hàng quán neo cao trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thu nhập của đa số người lao động bị ảnh hưởng nên buôn bán ế ẩm. Anh N.V.Dũng, quản lý một nhà hàng ở khu vực gần chợ Tân Định (Q.1), giải thích: Từ đầu năm đến nay, một số mặt hàng thiết yếu như heo, bò, gà… giảm giá từ 10 - 15%, về lý thuyết có thể giảm giá một số món ăn. Tuy nhiên, hiện tại khách khá vắng so với trước dịch và sức chi tiêu của khách cũng giảm so với trước. Ví dụ ngày trước mỗi bàn có doanh số

3 triệu đồng/bàn 4 người thì nay chỉ còn 2 - 2,5 triệu đồng. Trong khi đó các chi phí cố định như thuế, lương nhân viên, điện cũng rục rịch tăng. Chính vì vậy nếu giảm giá thì nguy cơ lỗ vốn rất cao, sợ không kéo lại kịp. "Chúng tôi cũng rất muốn giảm giá để tăng lượng hàng bán ra nếu giá đầu vào giảm ổn định", anh Dũng nói.

Không chỉ các hàng quán, ngay cả các doanh nghiệp (DN) lớn hầu như cũng chỉ muốn tăng chứ không muốn giảm giá. Có thể dễ dàng nhận thấy đối với nhóm mặt hàng thịt heo. Giá heo hơi liên tục giảm và kéo dài cả năm nay, sức tiêu thụ giảm nhưng giá thịt heo vẫn duy trì mức cao, có loại lên đến gần 300.000 đồng/kg. 

Theo tính toán của Sở Tài chính TP.HCM, so với tháng 7.2022 vào thời điểm hiện tại giá heo hơi đã giảm đến 13,33%, tương đương mức giảm 8.000 đồng/kg heo hơi. Trên cơ sở đó, Sở Tài chính yêu cầu các DN tham gia chương trình bình ổn thị trường của thành phố giảm giá thịt theo bình ổn tỷ lệ phù hợp trước ngày 17.3.2023. Trước yêu cầu của cơ quan chức năng, ngày 18.3 các mặt hàng thịt heo bình ổn thị trường mới bắt đầu chịu giảm giá bán chính thức.

Theo đó, chỉ có 8 mặt hàng thịt heo được điều chỉnh giảm giá với tỷ lệ giảm sâu nhất là 10,29%, tương đương 14.000 đồng cho sản phẩm thịt vai từ 136.000 đồng/kg xuống còn 122.000 đồng/kg. Trước đó, thay vì giảm giá, các nhà cung cấp thịt này chỉ tập trung "chạy" các chương trình khuyến mãi theo thời gian từ 1 - 2 tuần, trên mức giá cũ.

Thị trường méo mó, người tiêu dùng bị móc túi

Các chuyên gia kinh tế cho rằng điểm gặp nhau giữa cung và cầu tạo ra mặt bằng giá. Ở VN trước nay chúng ta vẫn chỉ quen với điệp khúc tăng giá mà không thấy điều ngược lại. Nguyên nhân là do thị trường không hoàn chỉnh, thậm chí là méo mó. Chưa nói tới những người buôn bán nhỏ lẻ vì đối tượng khách hàng của họ rất ít, tác động xã hội không lớn. Vì thế, chất lượng sản phẩm và mức giá bán sẽ quyết định sự tồn tại của họ.

Vấn đề chính nằm ở cách quản lý và xây dựng thị trường

TS Bùi Trinh bình luận: "Vấn đề chính nằm ở cách chúng ta đang quản lý và xây dựng thị trường. Bản thân tôi không đồng thuận với các quỹ bình ổn kể cả xăng dầu vì nó làm méo mó bản chất của thị trường. Và mệnh lệnh hành chính thì không theo kịp hơi thở thị trường. Lúc thị trường tăng thì ta lại giảm và ngược lại. Thị trường ngoài yếu tố cung và cầu còn bị chi phối bởi vấn đề tâm lý. Tâm lý chính là yếu tố làm cho giá cả ở VN chỉ có tăng mà không giảm và lúc nào cũng chực chờ tăng".

Một chuyên gia ở TP.HCM phân tích ở thành phố lớn nhất cả nước, giá nhiều mặt hàng phải nhìn vào giá chương trình bình ổn thị trường để biết đâu là thực tế. Như giá heo hơi giảm mạnh và liên tục nhưng đến khi có chỉ đạo của Sở Tài chính thì các DN mới chính thức giảm giá thịt heo. 

"Ở góc độ người tiêu dùng sẽ bất bình nếu so với năm 2022 khi giá đầu vào tăng 5% các DN đã liên tiếp xin tăng giá bán ra. Tuy nhiên, ở góc độ DN thì họ cũng có cái lý của họ vì nếu giảm giá một cách sòng phẳng theo quy tắc cuộc chơi thì khi giá tăng lại cũng phải mất nhiều thời gian xin điều chỉnh tăng. Nhưng bản thân họ cũng có nhu cầu bán được hàng nên dù không giảm giá, họ phải rầm rộ chạy các chương trình khuyến mãi. Dù vẫn không sòng phẳng với người tiêu dùng, nhưng qua đó ta có thể thấy đó là nhu cầu bán hàng của DN rất lớn và họ cũng bị kẹt với vấn đề mệnh lệnh hành chính", vị này nói.

Với việc giá điện, giá nhiều dịch vụ sản phẩm thiết yếu đầu vào sắp tăng, việc kiểm soát để tránh hiện tượng "tát giá" theo là hết sức cần thiết để giữ ổn định lạm phát.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap