Mở đầu số thứ 3 Podcast "Đối thoại Trương Nguyện Thành" của Báo Thanh Niên,ềnsưMinhNiệmchấpnhậnlàbướcđầutiênđểchữalàqldt.utc.edu.vn thiền sư Minh Niệm cho biết trong cuộc đời của bất kỳ ai đều phải trải qua ít nhất một lần khủng hoảng. Điều đó có thể nhấn chìm bạn, đưa đến những tổn thương về tâm lý nhưng nó cũng có thể đưa bạn đến trạng thái mới, tìm được phiên bản khác của bản thân.
Không phủ nhận áp lực khiến cho con người thay đổi nhưng GS Trương Nguyện Thành lại tỏ ra băn khoăn: “Làm sao biết được bản thân có vấn đề về tâm lý để mà chữa lành?”. Bởi lẽ, ở thực tế cuộc sống, không ít người ngộ nhận bản thân có “bệnh” trong khi những người thực sự bị tổn thương, thậm chí là trầm cảm lại lựa chọn trốn tránh.
Theo quan điểm của thiền sư Minh Niệm, dù thực sự có “bệnh” hay không thì ưu điểm của những người tìm kiếm sự chữa lành là việc nhận ra tình trạng năng lượng lên xuống bất thường. Không ai đang vui, đang hạnh phúc mà từ bỏ công việc, người thân để đi nơi khác. Họ nhận ra vấn đề của bản thân nhưng không muốn làm ảnh hưởng tới bất kỳ ai nên lựa chọn tự mình giải quyết. Đó là tinh thần tự chịu trách nhiệm mà chúng ta cần ghi nhận.
Chấp nhận mình có vấn đề là bước đầu tiên trong quá trình chữa trị tâm lý. Điều quan trọng hơn hết vẫn là cách để chữa lành. Thiền sư Minh Niệm ví von: “Khi con hổ bị thương, việc đầu tiên là rút về hang để tránh nạn. Thế nhưng lúc đó, con hổ phải biết tự liếm vết thương, nỗ lực không ngừng để chăm sóc vết thương. Nếu chỉ nằm ì thì vết thương sẽ lan rộng và tiêu diệt con hổ đó”.
Tin liên quan
Tranh luận cùng TS Vũ Thế Dũng: Đại học có còn là lựa chọn an toàn thời AI? | Podcast 'Đối thoại Trương Nguyện Thành' số 2
Số 2 chương trình Podcast "Đối thoại Trương Nguyện Thành" của Báo Thanh Niên sẽ là cuộc tranh luận lý thú giữa GS Trương Nguyện Thành và TS Vũ Thế Dũng. Là người chuyên phản biện, TS Vũ Thế Dũng sẽ tranh luận gì vấn đề đại học có còn là lựa chọn an toàn trong thời đại của trí tuệ nhân tạo (AI)?